Dù là truyền thuyết phương Đông hay thần thoại phương Tây thì có một loài động vật thường xuyên xuất hiện, đó chính là rắn.
Thời xa xưa, khi các bộ lạc xuất hiện trên Trái đất, người ta thường chọn vật tổ làm biểu tượng của bộ tộc. Họ sử dụng một số sinh vật tự nhiên làm kiểu dáng vật tổ, trong đó có con rắn, một sinh vật luôn gắn liền với con người.
Hơn nữa, trong xã hội xưa có rất nhiều truyền thống tôn thờ rắn như thần thánh. Ở Trung Quốc, rắn được coi là thực thể có thể biến thành rồng nên dấu vết của rắn có thể được tìm thấy trong nhiều truyền thuyết Trung Quốc.
Dưới đây là một câu chuyện có thật xảy ra sâu trong dãy núi Tần Lĩnh, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Tương truyền, ngôi mộ cổ nằm ở dãy núi Tần Lĩnh. Tuy nhiên dân làng quanh đó không ai dám vào vì trong thôn đã có lệnh cấm từ xa xưa, nếu không có chuyện gì cấp bách thì không được vào núi.
Lý do là vì dân trong làng đã truyền tai nhau một câu chuyện từ đời này sang đời khác rằng: Sâu trong núi có một ngôi mộ cổ được xây dựng không rõ từ thời điểm nào. Ngôi mộ cổ này chưa bao giờ bị cướp hay khai quật, bởi vì trước mộ luôn có một con rắn khổng lồ canh giữ, không cho người ngoài xâm chiếm.
Nếu có người vô tình đi lạc vào khu rừng rậm xung quanh lăng mộ cổ thì khó có thể sống sót trở về, bởi vì con rắn khổng lồ canh giữ mộ đó dài đến hàng chục mét, người bình thường không địch lại được nó.
Hơn nữa, trước đây từng xảy ra vụ trăn, rắn tấn công người trên núi nên câu chuyện về mãng xà càng khiến nhiều người sợ hãi, tránh xa.
Bí mật mộ cổ có rắn khổng lồ canh gác hé lộ
Cho đến một ngày, sự tĩnh lặng của ngôi làng bị phá vỡ bởi một nhóm nhà khảo cổ bên ngoài.
Đội này là một đội khảo cổ đang hướng đến một địa điểm khác và quyết định nghỉ ngơi tại một ngôi làng trên đường đi. Trong lúc trò chuyện, một người dân làng đề cập đến vấn đề này, điều này đột nhiên khơi dậy sự quan tâm của các thành viên trong nhóm khảo cổ.
Là thành viên trong nhóm được giáo dục khoa học, họ đương nhiên sẽ không tin câu chuyện về con rắn thần khổng lồ canh giữ một ngôi mộ cổ, nhưng họ muốn khám phá xem ngôi mộ cổ đó có thực sự tồn tại hay không và có thể họ sẽ phát hiện ra một số di tích lịch sử mới.
Vì vậy, sau khi ăn uống trong làng, họ lấy đồ dùng và bắt đầu đi về hướng mà dân làng đã mô tả.
Rừng rậm trên núi được bao phủ dày đặc bởi thực vật, và có rất nhiều loại động vật nhỏ không phổ biến ở thế giới bên ngoài. Trên đường đi, các nhà khảo cổ cũng nghiên cứu luôn môi trường sinh thái ở đây, và nhận định ban đầu rằng khí hậu ở đây có vẻ không giống môi trường nơi loài trăn sinh sống.
Trên đường đi, đội khảo cổ nhìn thấy rất nhiều con rắn nhỏ bình thường, nhưng chúng nhỏ hơn rất nhiều so với những con rắn trong truyền thuyết.
Sau khi tìm kiếm cẩn thận, cuối cùng đội khảo cổ cũng đã tìm thấy vị trí ngôi mộ cổ được dân làng nhắc đến. Điều quan trọng là, mộ cộ này nằm trong một hang động tự nhiên.
Mạo hiểm tiến vào bên trong, các nhà khảo cổ nhìn thấy cảnh tượng khá kỳ lạ. Bên trong mộ cổ có khá nhiều quan tài, và các quan tài này không được chôn trong đất như những ngôi mộ thông thường mà được đặt trên nền đất của hang động.
Bỏ qua cảm giác cá nhân, các nhà khảo cổ quyết định mở quan tài để xem liệu họ có tìm thấy manh mối nào không. Điều kỳ lạ tiếp tục ập đến, trong mỗi chiếc quan tài đều không có vàng, bạc, đồ trang sức hay những vật có giá trị khác, mà chỉ có một bộ hài cốt và một con dao.
Tất cả quan tài đều như thế này. Một số chuyên gia suy đoán rằng những người được chôn ở đây có thể đã làm một số việc tương đối bí mật trong suốt cuộc đời của họ, vì vậy sau khi người ta chôn cất họ, để tránh bị phát hiện, những người lập mộ đã bịa ra câu chuyện mộ cổ được mãng xà khổng lồ canh giữ để hù dọa người khác nhằm tránh xa ngôi mộ này.
Sau khi đội khảo cổ trở về, họ kể lại chuyện đã xảy ra cho dân làng và cho biết rằng trong núi không có rắn khổng lồ, mãng xà hay trăn gì, mặc dù trong núi có rắn nhưng người bình thường có thể xử lý chúng nếu cẩn thận nên có thể ra vào núi tùy ý mà không cần phải lo lắng.
Cuối cùng, sau nhiều đời chìm trong bí mật, mộ cổ có mãng xà canh gác chỉ là câu chuyện truyền miệng của người xưa trong làng. Việc của các nhà khảo cổ về sau là cố gắng đi tìm danh tính, năm mất của những người đã được chôn cất trong hang động tự nhiên với đồ tùy táng chỉ có con dao duy nhất.