Quy trình thiết kế hệ thống điện nhà xưởng:
- Hệ thống cáp động lực: Mục này cần phải tính toán hợp lý và chính xác hệ thống cáp động lực trong nhà xưởng để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Vị trí lắp đặt thang máy: Đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp, người dùng. Vị trí lắp thang cần đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng.
- Hệ thống chiếu sáng: Tính toán phù hợp với từng khu vực như: sinh hoạt, sản xuất,… để đảm bảo đủ cường độ ánh sáng.
- Dự phòng biện pháp nâng cao và cải tạo hệ thống điện: trong quá trình sử dụng điện năng nếu công suất quá cao sẽ khiến dây dẫn điện quá tải, bị xuống cấp nên cần có những biện pháp nâng cấp thường xuyên.
- Phương án bảo trì, sửa chữa: Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện định kỳ để kịp thời khắc phục sự cố.
- Phương án di dời hệ thống điện, máy móc: Cần lên kế hoạch và đặt mốc thời gian cụ thể cho việc di dời để đảm bảo nhanh chóng tái vận hành hoạt động, giảm chi phí khấu hao thời gian.
Quy trình thi công điện nhà xưởng:
- Thi công hệ thống cáp nguồn tổng: Trục chính của hệ thống cáp động lực ở phía sau trạm biến áp và được nối vào MCCB rồi đi vào tủ điện tổng và cấp nguồn cho cả hệ thống. Hệ thống cáp này nên được đi ngầm dưới đất trong các công kim loại, PVC,…
- Lắp đặt thang máng cáp: hệ thống giá đỡ để cố định trục cho cáp điện.
- Lắp tủ điện công nghiệp: Đây là nơi phân phối chính và là nơi đấu nối các trục cáp chính của hệ thống điện thông qua thiết bị đóng, cắt. Tủ MBS yêu cầu thi công cẩn thận, chính xác đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ và kỹ thuật.
- Lắp đặt hệ thống điện nhẹ: Các hạng mục như hệ thống báo cháy, chiếu sáng, điện sinh hoạt, camera,…
Thi công điện chiếu sáng nhà xưởng
Hệ thống đèn chiếu sáng là một hạng mục không thể thiếu trong các xưởng, nhà máy và có quy trình thiết kế, lắp đặt như sau:
Thi công đèn chiếu sáng nhà xưởng là gì
Hệ thống đèn chiếu sáng nhà xưởng là các bóng đèn được nối với nhau bằng 1 dây nguồn có thể tắt/bật ở cùng 1 vị trí. Ngoài ra, hệ thống này có thể phân chia thành nhiều vị trí tắt/bật khác nhau để thuận tiện cho người sử dụng.