Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 1.
• Việt Nam cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về hồ sơ đề cử bãi cọc Bạch Đằng là Di sản thế giới.
• Bãi cọc Bạch Đằng mang giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt

UNESCO khảo sát thực địa bãi cọc Bạch Đằng

Báo Dân trí đưa tin, chiều 24/6, Đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc/ Hội đồng di tích và Di chỉ quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã có chuyến khảo sát, thẩm định thực địa tại các bãi cọc Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 1.

Đoàn chuyên gia UNESCO/ICOMOS thẩm định ở bãi cọc Bạch Đằng. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Việc khảo sát này nhằm góp ý xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận các bãi cọc Bạch Đằng trong Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đề cử là Di sản thế giới.

Đại diện của UBND thị xã Quảng Yên cho biết, đoàn đã khảo sát, thẩm định thực địa tại Bảo tàng Bạch Đằng; Bãi cọc Yên Giang; Bãi cọc Đồng Vạn Muối; Bãi cọc Đồng Má Ngựa.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 2.

Đánh dấu vị trí 3 bãi cọc Bạch Đằng dựa theo bản đồ quy hoạch thị xã Quảng Yên. Nguồn ảnh: Guland

Theo bà Ichita Shimoda, tư vấn chuyên gia quốc tế Nhật Bản, hồ sơ đề cử di tích nói trên phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới.

Để chứng minh, tuyên bố, khẳng định giá trị của Di tích lịch sử Bạch Đằng trong quần thể di sản, cần tổng hợp, làm rõ và viết câu chuyện về giá trị của di tích.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 3.

Khoanh vùng khu vực nơi có 3 bãi cọc Bạch Đằng. Nguồn ảnh: Google Maps.

Đồng thời hồ sơ phải phân tích rõ ý nghĩa, giá trị nổi bật toàn cầu và tính toàn vẹn của di tích trong mối quan hệ với các điểm di tích khác trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Ngoài ra, phía Việt Nam cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về hồ sơ, cần phải bổ sung các hình ảnh về quần thể di tích theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn, quy định.

Tại các điểm di tích cần có bản đồ quy hoạch, bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, có đánh dấu mốc giới, khoanh vùng, mô tả diện tích hiện trạng, tính toán quy hoạch vùng đệm, xác định cơ chế quản lý.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 4.

Quần thể di tích Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)

Hệ thống hồ sơ gồm: báo cáo chuyên đề, bản vẽ; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan; hệ thống bản ảnh khu di sản đề cử và vùng đệm… Chất lượng, nội dung, thành phần hồ sơ được thực hiện theo đúng hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới năm 1972 của UNESCO.

Bãi cọc huyền thoại trên sông Bạch Đằng

Theo VnExpress, trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, sông Bạch Đằng đã 3 lần chứng kiến chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trước quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh đều bằng các cây cọc gỗ cắm xuống lòng sông.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 5.

Hình ảnh bãi cọc bãi cọc Đồng Má Ngựa. (Ảnh: Báo Lao động)

Năm 938, Ngô Quyền đóng cọc gỗ ở sông, đem quân khiêu chiến nhử quân giặc vào trận địa bố trí rồi tung lính đánh tan chiến thuyền giặc Nam Hán, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ của nước Đại Việt.

Đặc biệt, chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đã khẳng định sức mạnh không thể nào lay chuyển được của quân dân Đại Việt, phá tan âm mưu cướp nước ta của đế quốc Nguyên – Mông.

Trải qua hơn 700 năm do phù sa của sông bồi đắp, bãi cọc nằm sâu dưới các lớp bùn đất, mãi đến năm 1953 nhân dân đi đào đất đắp đê đã phát hiện ra những cây cọc Bạch Đằng. Lúc đầu người dân chưa có kiến thức và ý thức bảo vệ di sản văn hóa rất nhiều cọc đã bị nhổ lên làm xà nhà, cọc rơm.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 6.

Các chuyên gia khai quật tại bãi Đồng Má Ngựa. (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)

Thông tin từ báo Lao động, từ năm 1958 đến nay, các cuộc khảo sát, khai quật khảo cổ học của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế đã phát hiện được 3 bãi cọc cổ lớn tại thị xã Quảng Yên. Bãi cọc đầu tiên được phát hiện nằm trong đầm Nhử, phường Yên Giang, trong quá trình đào đắp đê Yên Giang năm 1958. Các cuộc nghiên cứu, khai quật sau đó tại đây đều khẳng định, bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh này là một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm 1288. Bãi cọc này rộng 120m2, với khoảng 300 cọc và được đặt trong phạm vi bảo vệ 7,5ha. Đây là bãi cọc lộ thiên, thỉnh thoảng hút nước lên để phục vụ khách tham quan.

Bãi cọc thứ 2 là bãi cọc đồng Vạn Muối, có phạm vi bảo vệ rộng khoảng 56ha, nằm ở cửa sông Rút, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, được người dân phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao năm 2005, nằm cách bãi cọc Yên Giang không xa. Các cuộc khai quật khảo cổ học sau đó tìm thấy tổng cộng gần 200 cọc tại đây nhưng sau đó nó đã được lấp bùn để bảo quản tốt hơn.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 7.

Di tích bãi cọc Yên Giang. (Ảnh: Bộ VH-TT&DL)

Sau đó, bãi cọc đồng Má Ngựa được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2009, có phạm vi bảo vệ rộng khoảng 40ha. Bãi cọc này nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng Nam, với trên 200 cọc. Hiện, bãi cọc đồng Má Ngựa cũng nằm sâu dưới lớp bùn.

Được biết, cọc được bố trí theo hướng ngược dòng chảy, nghiêng chếch từ 30-45 độ, cái nghiêng ít nhất là 15 độ. Các cọc nằm cách nhau từ 1-1,5m, cọc dài nhất được tìm thấy là khoảng 2,5m. Nhiều khu vực, mật độ cọc dày đặc.

Ba bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa này đã tạo thành những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt đường tháo lui ra biển của quân Nguyên Mông, trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288. Nhờ trận đánh diễn ra vào ngày 9/4/1288, âm mưu xâm lược của đại đế quốc Mông Cổ đã chấm hết vĩnh viễn do mất quá nhiều quân và thuyền để vượt đại dương.

Bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau gần nghìn năm vùi dưới bùn: UNESCO tới khảo sát thực địa- Ảnh 8.

Khai quật bãi cọc đồng Vạn Muối năm 2005. (Ảnh: Ngô Đình Dũng)

Trả lời phỏng vấn của báo Lao động, ông Ngô Đình Dũng – Phó Trưởng phòng Văn hóa và thông tin thị xã Quảng Yên cho biết, từ năm 2009 – 2013, “các nhà khảo cổ học Nhật, Mỹ, Anh, Australia đã dùng các thiết bị viễn thám, siêu âm ngầm và đã thuê tàu chạy hết khu vực sông Bạch Đằng (dài khoảng 20km, bắt đầu từ sông Giá, sông Đá Bạc thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đến Quảng Yên), ra cả Vân Đồn – nơi đoàn thuyền của quân địch bị đốt cháy, nhưng cũng chỉ tìm thấy những bãi cọc cổ ở Quảng Yên”.

Ngoài ra, “3 bãi cọc có tổng cộng khoảng 800 cọc, chưa kể những cọc ở những hố nhỏ gần đó, được tìm thấy trong quá trình khai quật. Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy bộ xương người liên quan đến dấu ấn người thời Trần, các mảnh gốm sứ”.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Tổng hợp

  • Tham khảo thêm

    Tại sao chỉ riêng cây cối trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thể nở hoa giữa mùa đông lạnh giá?