Tính chất vật lý của Amoniac
Hóa chất Amoniac là một chất khí không màu. Amoniac hóa lỏng nhìn giống nước, không màu, có mùi hôi hăng nồng đặc trưng. NH3 là chất dễ hóa lỏng bởi amoniac có độ phân cực lớn do NH3 có cặp electron tự do và liên kết N-H bị phân cực. Nó nhẹ hơn không khí, mật độ của amoniac gấp 0,589 lần không khí.
Dung dịch Amoniac là dung môi hòa tan tốt.
Tại áp suất tiêu chuẩn 1 atm, khối lượng của một phân tử NH3 là: 0.769 kg/m3 với tỷ lệ giãn nở thể tích 850 – 1000 lần
Khối lượng riêng của NH3 là : 681 kg/m3 (ở nhiệt độ -33°C)
NH3 có độ hòa tan trong nước: 47% ở 0°C (89,9 g/100ml); 31% ở 25 °C; 18% ở 50°C;
Dung dịch NH3 có tính bazơ nên có độ pH > 12
Điểm sôi của dung dịch NH3 là 33,34 °C, điểm nóng chảy của NH3 là -77,7 °C, nhiệt độ tự cháy của NH3 khí là 650°C
Ứng dụng của Amoniac
NH3 khá phổ biến trong tự nhiên và được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như công nghiệp sản xuất.
– NH3 được sử dụng trong quá tình lý khí thải. Khí amoniac hóa lỏng NH3 được ứng dụng chủ yếu để xử lý khí thải của các nhà máy luyện gang thép, xi măng, nhiệt điện và lọc hóa dầu. Bởi trong quá trình sản xuất các nhà máy này sẽ thải ra môi trường một lượng lớn khí NOx, SOx người ta thường sử dụng amoniac làm chất khử với chất xúc tác Vanadi Oxit (V2O5), Titan Oxit (TiO2) phản ứng 300 – 450 độ C. Từ đó khí NH3 sẽ dễ dàng phản ứng với Nox để tạo thành N2 và H2O đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng chủ yếu của amonia là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, sản xuất hiđrazin N2H4 dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ngoài ra, dung dịch amonia còn được dùng làm chất tẩy rửa gia dụng.